Thông báo của Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam về việc triển khai công tác bản quyền trong bộ sách giáo khoa mới năm học 2020-2021
Trong hai tuần vừa qua, làng văn lại “nóng” lên với câu chuyện nhà văn Trần Đức Tiến bị “cướp trắng” tác phẩm “Hoa Cúc Áo” để in thành tập sách thiếu nhi phát hành với số lượng lớn và đã tái bản đến lần thứ 8. Điều khiến nhà văn bất bình là tác phẩm của mình đã bị người khác ngang nhiên đứng tên trong suốt một thời gian dài. Vụ việc được nhà văn ủy quyền cho Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam làm việc với Công ty cổ phần Mỹ thuật và Truyền thông – nơi tổ chức bản thảo, phát hành cuốn sách này. Trong khi chờ đợi kết quả, Vanvn.net đã có cuộc trao đổi với nhà văn Trần Đức Tiến.
Ngày 16/9/2017 trên trang Facebook của Nhà văn Trần Đức Tiến chia sẻ thông tin tác phẩm truyện “Hoa cúc áo” đã được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam in ấn thành sách mà không xin phép sử dụng. Câu chuyện khiến chính bản thân Nhà văn bất ngờ là ngay trên trang bìa sách ghi tên tác giả Thu Hương, bìa phụ ghi dòng chữ “Dựa theo truyện cùng tên của Đức Tiến”, tác phẩm được in ấn và tái bản đến 8 lần nhưng đến giờ Tác giả mới hay biết ???
Chiều ngày 07/09/2016, tại nhà riêng của Nhà văn Vũ Ngọc Tiến đã diễn ra buổi làm việc, trao đổi giữa 03 đại diện của Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam (VLCC) do nhà thơ Đỗ Hàn - Phó Giám đốc Trung tâm dẫn đầu và Nhà văn Vũ Ngọc Tiến (VNT- tác giả có tác phẩm xuất hiện trên Waka.vn). Trên tinh thần thẳng thắn nhưng thiện chí và cầu thị, hai bên đã trao đổi nhiều nội dung nhằm chia sẻ và hiểu biết hơn về nhau.
Hiện nay có một số tác giả mặc dù đã ký hợp đồng ủy quyền với VLCC nhưng không hiểu hoặc chưa hiểu các quyền và nghĩa vụ của VLCC cũng như quyền và nghĩa vụ của chính mình trong hợp đồng ủy quyền nên đã đưa ra những thông tin sai lệch, làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của VLCC. Do vậy, VLCC sẽ phân tích rõ về các quyền mà các tác giả đã ủy quyền cho VLCC theo hợp đồng ủy quyền.
Nhằm tiếp cận với xu hướng của thế giới và trong nước về việc phát triển sách văn học trên môi trường số và căn cứ trên thực tế của việc phát hành sách giấy đang dần mất thị trường bạn đọc, sau một thời gian chuẩn bị với nhiều công việc liên quan, từ tháng 1 năm 2016 Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và Công ty cổ phần Bạch Minh (VEGA) cấp phép thử nghiệm khai thác các tác phẩm văn học trên môi trường số.
Đầu tháng 8/2016 VLCC đã tiến hành cấp phép cho Công ty TNHH TM& DV Văn hóa Minh Long được trích, sử dụng các tác phẩm văn học trong bộ sách tham khảo “Vở thực hành Tiếng việt” (tái bản lần 1) dành cho các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, mỗi lớp 2 tập. Bộ sách lần đầu in năm 2015 và tái bản năm 2016.
Sáu tháng đầu năm 2016, Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam đã phân phối gần 200 triệu đồng tiền bản quyền thu được từ các đơn vị sử dụng đến các tác giả thành viên có tác phẩm được sử dụng.
Như đã thông tin, từ 1/1/2016, Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam (VLCC) kí kết Hợp đồng cho phép Công ty cổ phần Bạch Minh (VEGA) được quyền khai thác 189 tác phẩm Văn học của các Tác giả là thành viên của VLCC trên trang sách điện tử www.waka.vn. Đồng thời, VEGA có nghĩa vụ số hóa các tác phẩm mà VEGA muốn khai thác, sau đó giao lại bản mềm cho VLCC lưu trữ trong kho tác phẩm trước khi đưa lên kinh doanh tại WAKA.
Những thông tin sau đây nhằm mục đích giải đáp thắc mắc của một số độc giả, tác giả, người sử dụng tác phẩmvề một số hoạt động của Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam (VLCC)trong thời gian gần đây.
NXB Giáo dục đã lần đầu tiên phải chi trả tiền tác quyền cho các nhà văn, nhà thơ có tác phẩm sử dụng trong SGK sau “cuộc chiến” kiên trì của Trung tâm Quyền tác giả văn học VN (VLCC) khởi nguồn từ loạt bài “Sách giáo khoa cũng vi phạm tác quyền” của Báo Lao Động từ cuối năm 2014. Trao đổi với Lao Động, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ - Giám đốc VLCC (ảnh) cho biết:
Trong số báo ra ngày 23.1.2015, Lao Động đã phản ánh về việc NXB Giáo dục đã dùng thơ của nhiều tác giả mà không xin phép để in lên blốc lịch 2015 của NXB này. Sau khi có phản ánh, NXB Giáo dục đã trả tiền bản quyền và hôm qua, (3.2), Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam đã tiến hành trao tiền bản quyền cho các tác giả bị vi phạm.
Sáng 23/9/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và Hiệp hội quyền tác giả văn học nghệ thuật Hàn Quốc (KOSA) được diễn trọng thể. Đến dự Lễ ký kết có đại diện Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam; Cục Bản quyền (thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch); đại diện Ủy ban bản quyền Hàn Quốc tại Việt Nam; các lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của hai tổ chức: VLCC và KOSA.
Ngày 30-5 tại Hà Nội, Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Văn phòng đại diện của Ủy ban Bản quyền tác giả Hàn Quốc, Cục bản quyền tác giả Hàn Quốc tổ chức Hội thảo Bản quyền tác giả Việt Nam – Hàn Quốc 2014.