Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa ký công văn ngày 28.10.2014 gửi Ban Thi đua khen thưởng Trung ương về việc đề nghị xét khen thưởng cho NXB Giáo dục. Công văn nêu rõ: “NXB Giáo dục đã thực hiện việc trả tiền sử dụng tác phẩm cho các tác giả có tác phẩm thơ, văn được trích sử dụng trong SGK Tiếng Việt và Ngữ văn”.
LĐ) - Số 299 LÊ THANH PHONG
Không biết khi đặt bút xuống ký công văn này, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa có biết chuyện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vi phạm tác quyền hay không? Hay bà Thứ trưởng biết, nhưng vẫn cứ ký. Xin báo cáo cùng Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, cho đến nay, Nhà xuất bản Giáo dục vẫn dây dưa không chịu trả món nợ tác quyền cho các tác giả có tác phẩm in trong sách giáo khoa.
Câu chuyện không dừng lại ở công văn này, chính Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam tự nói về mình. Cụ thể, ngày 12.12.2014, NXB Giáo dục có công văn số 1911/NXBGDVN về việc đề nghị xét thưởng gửi Ban Thi đua khen thưởng Trung ương tái khẳng định: “Việc chi trả nhuận bút cho các tác giả, NXB Giáo dục đã chi trả đầy đủ theo Nghị định 18”. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam đã báo cáo không đúng sự thật. Bởi vì, hiện nay, có nhiều nhà văn, nhà thơ không nhận được tiền tác quyền. Đây là một sự thật không thể chối cãi.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ít nhất bị phát hiện hai lần không trung thực. Quỵt tiền tác quyền không trả cho các tác giả là không trung thực lần thứ nhất. Báo cáo đã trả đầy đủ tiền tác quyền để xin khen thưởng là không trung thực lần thứ hai.
Nhà xuất bản Giáo Dục, một đơn vị thuộc Bộ Giáo Dục Đào tạo, độc quyền in sách cho ngành giáo dục, lại có một hành động không trung thực thì “giáo dục” được ai.
Tham thành tích, tham danh hiệu là một căn bệnh trầm kha trong xã hội. Nghĩ ra thành tích, bịa ra thành tích, tưởng tượng ra thành tích để xin được các danh hiệu, khen thưởng là chuyện khá phổ biến. Riêng vụ này, báo cáo sai sự thật, nói không thành có, lấp liếm một việc rành rành cả xã hội đang quan tâm là vi phạm tác quyền sách giáo khoa, như vậy Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam có xứng đáng để khen thưởng không?.
Đề nghị Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chủ động xin rút lui công văn xin khen thưởng. Bộ Giáo dục Đào tạo cũng nên rút lạii công văn đề nghị xét khen thưởng cho Nhà xuất bản Giáo Dục.
Tư liệu khác
- "Vất vả" bản quyền sách
- Bảo vệ bản quyền: “một mình chống lại mafia”
- Truyện cổ tích Thạch Sanh đã bị “biến tướng” quá thô lậu, ghê rợn
- Vụ ‘Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi’: Hãy nói in thôi, đừng tưởng in... mãi mãi
- Dấu ấn bản quyền
- Tác quyền văn học trong SGK: Nhà xuất bản đã trả cho ai?
- NXB Văn hóa Thông tin: 60 đầu sách sai phạm trong năm, có từ điển Vũ Chất
- Gia đình Ngô Tất Tố kêu về quyền nhân thân
- Về bản quyền tác giả sách giáo khoa: Các nhà văn bức xúc với NXB Giáo dục
- Nan giải bản quyền tác giả trong sách giáo khoa