Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, người biên tập thuộc dự án này, cho biết: “Mỗi tác phẩm văn học có nhiều lý do để xuất hiện không đầy đủ, hoặc sai sót. Có thể do lỗi ngẫu nhiên từ người sắp chữ ở nhà in, đọc dò, hoặc do biên tập, kiểm duyệt… Ở Việt Nam, việc tìm hiểu khía cạnh đó của tác phẩm chưa được chú ý đến; nếu có, cũng mới chỉ dừng lại ở các tác phẩm Hán - Nôm”.
Cố gắng in đầy đủ nhất
Nhìn chung, Nhã Nam đã khá công phu trong việc đầu tư cho bộ sách này. Đơn cử như việc mua bản quyền, phần lớn tác giả đã qua đời, nhiều gia đình thừa kế lại sống ly tán khiến cho việc liên lạc, thương lượng không hề đơn giản.
Tình trạng văn bản cũng vô cùng phức tạp, nguyên nhân là do đăng báo và xuất bản nhiều lần, qua nhiều chỉnh sửa, nên khó biết bản nào được tác giả ưng ý nhất. Đó là chưa kể sách thường bị kiểm duyệt và cắt bỏ, để phục hồi lại văn bản gần với bản gốc nhất, khâu biên tập cần khá nhiều thời gian tìm tòi, so sánh. Như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận định: “Ấn bản Vang bóng một thời toàn vẹn lần này có một giá trị tham khảo rất cao”.
Cũng nói về sự toàn vẹn, Lại Nguyên Ân phân tích: “Chúng ta đang dự đoán về khả năng những tác phẩm như thế sẽ gia nhập vào kho tàng kinh điển của văn học dân tộc, chính vì vậy, chúng không thể không đầy đủ về nguyên tác”.
Về khâu trình bày và làm bìa lần này, nó đã gợi tưởng được về thẩm mỹ một thời, với các phương thức mỹ thuật thích hợp. Vì những danh tác này đã xuất bản quá nhiều lần, nên nó rất cần một hình thức mới hơn, mặt khác có thể làm thỏa mãn những người thích sưu tầm sách. Hơn nữa, nhiều bạn trẻ (vốn chuộng hình thức sách) muốn đọc lại danh tác cũ nhưng lại ngại chi tiền cho những bản sách với thiết kế không đẹp mắt, nên bộ này ra đời cũng nhằm đáp ứng một phần nhu cầu của họ.
Khó chống sự “bão hòa”
Việc nỗ lực tái bản các danh tác lúc này rất đáng để hoan nghênh, vì môi trường văn hóa nghệ thuật giải trí ở Việt Nam đang chịu sự tác động mạnh của nhiều yếu tố ngoại lai. Trước tình thế ấy, việc khư khư đóng cửa là sai lầm và không thể, nên cách hay nhất vẫn là kiện toàn các yếu tố nội sinh, để qua đó “chung sống” hài hòa và tìm ra bản sắc của riêng mình.
Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, dù tái bản đầy đủ nhất thì cũng rất khó thu hút nhiều độc giả hiện nay, vì ai thích thì đã tìm đọc hết rồi. Hơn nữa, trên thị trường, trên mạng cũng đang tràn ngập những tác phẩm này, giá bán và phương thức bán cũng rất linh hoạt, cạnh tranh. Nên chỉ còn hy vọng vào khả năng phục hồi nguyên tác, cách trình bày có ý tưởng riêng, số lượng đầu sách nhiều, bộ Việt Nam danh tác sẽ tìm được lối đi riêng.Theo thethaovanhoa
Cùng chuyên mục
- Diễn đàn Bản quyền Việt Nam – Hàn Quốc năm 2016
- Ngày sách Việt Nam lần ba quyết loại sách 'nhảm'
- Thông điệp Ngày sở hữu trí tuệ thế giới năm 2015: Hãy thức tỉnh! Hãy hành động vì âm nhạc!
- Hơn 40 nước tham dự 'liên hoan văn chương' Việt Nam
- Lễ trao Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2014
- NXB Kim Đồng ra thư viện sách điện tử đúng nghĩa
- Chương trình Sách hè 2014 của NXB Kim Đồng
- Khai mạc Ngày hội sách và văn hóa đọc 2014 tại Hà Nội
- Hoạt động hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới 26 tháng 4 năm 2014
- Trao giải văn học thiếu nhi Việt Nam - Đan Mạch