Vừa qua Đà Nẵng đã vinh dự được lấy tên học giả Phan Khôi (1887-1959) để đặt tên một con đường mới tại thành phố này. Việc làm này, tuy có muộn màng, nhưng một lần nữa cho thấy địa vị của Phan Khôi trong nền báo chí, tư tưởng, văn chương và văn hóa Việt Nam hiện đại là khó phủ nhận.
Hòa trong “hành trình tái dựng hình ảnh” Phan Khôi mà nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân và nhiều tác giả khác đã làm, sách Nắng được thì cứ nắng - Phan Khôi, từ Sông Hương cho đến Nhân văn (NXB Tri thức, 2013, gần 700 trang khổ lớn) do Phan An Sa biên soạn đã bổ túc, công bố thêm nhiều tài liệu thú vị. Sách được chia làm 4 phần: Ông chủ nhiệm báo Sông Hương, Đi về phía Việt Bắc, Nắng được thì cứ nắng, Vĩnh hằng Hợp Thiện - Bạc Hà, đặc biệt nhất là việc làm sáng tỏ 23 năm cuối đời của Phan Khôi, một tiểu sử mà do nhiều hoàn cảnh đưa đẩy đã bị hiểu lầm.
Tựa đề Nắng được thì cứ nắng dựa theo câu cuối trong bài thơ Nắng chiều mà Phan Khôi viết để nhắn nhủ giới trẻ: “Nắng chiều tuy có đẹp/ Tiếc tài gần chạng vạng/ Mặc dầu gần chạng vạng/ Nắng được thì cứ nắng”. Cũng xin nói thêm, Phan An Sa là con trai của Phan Khôi, nên nhiều tư liệu và dữ liệu khai thác từ đại gia đình cũng là một điểm mới và thế mạnh của sách này.
Theo thethaovanhoa.vn
Tác phẩm cùng thể loại
- Tác giả 'Cậu bé rừng xanh' và cú sốc hai lần mất con
- Nhiều tác phẩm về Hồ Chí Minh được phát hành
- Nhiều tác phẩm về Hồ Chí Minh được phát hành
- Nguyễn Ngọc Tư 'đong tấm lòng' qua con chữ rưng rưng
- Ấn hành tập thơ 'Sài Gòn độc bản'
- Nhà văn Sương Nguyệt Minh: Tiểu thuyết từ ám ảnh của ‘người lính lạc rừng’
- Gạo, nước mắm và rau muống…
- Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần: Đặt tên sách như đặt tên con
- Đọc sách: Những chuyến đi một mình
- Chuyện đời ở nơi sâu nhất và cao nhất